Theo đó, Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy phân bón
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại;
- Buộc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
- Buộc thu hồi và trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng;
- Buộc nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện vi phạm hành chính;
- Buộc tiêu hủy phân bón;
- Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón; kết quả lấy mẫu phân bón; kết quả phân tích, thử nghiệm chất lượng phân bón;
- Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại hồ sơ, tài liệu;
- Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc tẩu tán
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 55.
Xem thêm Nghị định 55/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/4/2018.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn