Thẩm quyền cho phép sao tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ ngày 15/02/2024

Thẩm quyền cho phép sao tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ ngày 15/02/2024
Trần Thanh Rin

Cho tôi hỏi ai có thẩm quyền cho phép sao tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ ngày 15/02/2024? – Quang Tiến (Ninh Thuận)

Thẩm quyền cho phép sao tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ ngày 15/02/2024

Thẩm quyền cho phép sao tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ ngày 15/02/2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thế nào là sao tài liệu bí mật nhà nước?

Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm: Sao y bản chính, sao lục và trích sao.

(Khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT )

Thẩm quyền cho phép sao tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cụ thể, thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định như sau:

(i) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” bao gồm:

- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

(ii) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” gồm:

- Những người quy định tại điểm a khoản này;

- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ;

- Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục Thống kê.

(iii) Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Mật” bao gồm:

- Những người quy định tại điểm b khoản này;

- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng các đơn vị thuộc Bộ.

Lưu ý: Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại (i) và (ii) có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.

(Khoản 2, 3 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT )

Sao tài liệu bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện thế nào?

Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được thực hiện như sau:

- Sau khi được người có thẩm quyền theo quy định cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

- Bản sao tài liệu bí mật nhà nước đóng dấu “bản sao số” ở góc trên bên phải tại trang đầu và dấu “bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu sau khi sao, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có). Bản trích sao phải đóng dấu độ mật tương ứng với tài liệu trích sao.

- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).

- Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi.

Lưu ý: Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.

Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước theo đúng số lượng được cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng.

(Khoản 4, 5 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT )

Xem thêm tại Thông tư 16/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

151 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;