Cụ thể:
Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
- Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Hoạt động truyền tải điện;
- Hoạt động xuất, nhập khẩu điện.
Cục Điều tiết điện lực cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
- Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên không thuộc trường hợp hoạt động phát điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Hoạt động phân phối điện;
- Hoạt động bán buôn điện;
- Hoạt động bán lẻ điện;
- Tư vấn chuyên ngành điện lực.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các lĩnh vực sau:
- Hoạt động phát điện đối với nhà máy điện có quy mô công suất dưới 03 MW đặt tại địa phương;
- Hoạt động phân phối điện đến cấp điện áp 35 kV tại địa phương;
- Hoạt động bán lẻ điện đến cấp điện áp 0,4 kV tại địa phương;
- Tư vấn chuyên ngành điện lực bao gồm:
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương;
- Tư vấn giám sát thi công công trình đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp đến 35 kV, đăng ký doanh nghiệp tại địa phương.
Lưu ý, trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép cho nhiều hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, trong đó có ít nhất một hoạt động thuộc thẩm quyền của Cục Điều tiết điện lực thì giấy phép hoạt động điện lực cho các hoạt động này do Cục Điều tiết điện lực cấp.
Xem chi tiết Thông tư 12/2017/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 14/9/2017.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn