Theo đó, Nghị định 74 đưa ra một số quy định liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ như sau:
Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao và cấm chuyển giao
Ban hành kèm theo Nghị định 74 là các Phụ lục sau:
- Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao (Phụ lục I), gồm:
- Các công nghệ cao thuộc Danh mục Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
- Công nghệ khuyến khích chuyển giao khác (gồm 143 công nghệ);
- Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao (Phụ lục II). Trong đó:
- Công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam (gồm 34 công nghệ);
- Công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài (gồm 06 công nghệ).
- Danh mục công nghệ cấm chuyển giao (Phụ lục III). Trong đó:
- Công nghệ chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và trong lãnh thổ Việt Nam (gồm 48 công nghệ);
- Công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài (gồm 02 công nghệ).
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ xem xét, đề xuất và gửi Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung công nghệ thuộc các danh mục công nghệ nêu trên.
Về giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:
- Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
- Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp
- Trong trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật;
- Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh: Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo;
- Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần: Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
- Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế:
- Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
- Kết hợp hai hoặc các phương thức đã liệt kê ở trên hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Xem thêm Nghị định 76/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn