Cụ thể, theo Khoản 18 Điều 1 Luật dầu khí sửa đổi 2008 sửa đổi, bổ sung Điều 38 Luật Dầu khí 1993, nội dung quản lý nhà nước về dầu khí được quy định cụ thể như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí.
- Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định sau đây:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp Luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành dầu khí;
- Chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí, dự án đầu tư dầu khí theo quy định của pháp Luật về đầu tư, báo cáo trữ lượng, kế hoạch tổng thể phát triển mỏ và kế hoạch phát triển mỏ, kết quả đấu thầu lô dầu khí và hợp đồng dầu khí, phương án hợp tác để triển khai hoạt động dầu khí tại các vùng chồng lấn với nước ngoài, kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí, thời hạn tạm dừng hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng, trường hợp đặc biệt;
- Tổ chức xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các lô, phân định và điều chỉnh giới hạn các lô;
- Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu;
- Phê duyệt chương trình, kế hoạch khai thác sớm tại các khu vực diện tích hợp đồng; phê duyệt kế hoạch, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp Luật;
- Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành; thu hồi mỏ nếu nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo thời hạn quy định trong kế hoạch phát triển mỏ đã được phê duyệt;
- Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động dầu khí; xây dựng chế độ, chính sách hợp lý nhằm thu hút nhân lực cho hoạt động dầu khí;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dầu khí;
- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Luật về dầu khí;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động dầu khí;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí theo quy định của pháp Luật.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí theo quy định của pháp Luật.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dầu khí tại địa phương theo quy định của pháp Luật.
Xem thêm: Luật dầu khí sửa đổi 2008 có hiệu lực ngày 01/01/2009.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn