Hiện nay, một tình trạng đáng báo động về việc giấy khám sức khỏe giả được bày bán công khai, tràn lan. Người mua chỉ vì ngại bỏ thời gian đi khám mà đã cố tính tiếp tay cho đối tượng làm giả, bán giấy khám sức khỏe giả. Đây là hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định khám sức khỏe được hướng dẫn tại Thông tư 14/2013/TT-BYT, theo đó: việc "khám sức khỏe định kỳ áp dụng cho người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam KSK khi tuyển dụng, KSK định kỳ, KSK khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khám, KSK cho người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.". Hiện này, giấy khám sức khỏe giả được sử dụng nhiều trong lao động, sử dụng thông tin giả để trốn tránh nghĩa vụ quân sự....
Một buổi khám sức khỏe gọi nhập ngũ (Minh họa)
Phạt tù tối đa 7 năm đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Hành vi làm giả, sử dụng giấy khám sức khỏe giả có thể bị khởi tố hình sự với tội danh "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" quy định tại Điều 267 Bộ Luật Hình sự 1999.
Về đối tượng và mục đích,quy định tại Khoản 1 Điều 267, đối tượng của tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không chỉ là người trực tiếp làm giả mà còn cả người sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Về mức phạt, mức phạt hành chính từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, định khung tăng nặng lên hai năm đến năm năm nếu phạm tội có một trong các dấu hiệu sau"có tổ chức, phạm tội nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm nguy hiểm"
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Xin cho tôi hỏi các trường hợp nào người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải? - Quốc Bảo (Khánh Hòa)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |