Dưới đây là nội dung sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tại Bạc Liêu từ 01/12/2024.
Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã tại Bạc Liêu từ 01/12/2024 (Hình từ internet)
Ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1254/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 – 2025.
Theo đó, Nghị quyết 1254/NQ-UBTVQH15 năm 2024 đã sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Bạc Liêu như sau:
- Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 5,26 km2, quy mô dân số là 3.553 người của Phường 8 để nhập vào Phường 3. Sau khi điều chỉnh, Phường 3 có diện tích tự nhiên là 6,19 km2 và quy mô dân số là 22.432 người.
Phường 3 giáp Phường 1, Phường 2, Phường 5, Phường 7, Phường 8; huyện Hòa Bình và huyện Vĩnh Lợi;
- Sau khi điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này, Phường 8 có diện tích tự nhiên là 5,77 km2 và quy mô dân số là 10.144 người.
Phường 8 giáp Phường 3, Phường 7 và huyện Vĩnh Lợi;
- Sau khi sắp xếp, thành phố Bạc Liêu có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 07 phường và 03 xã.
Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Bạc Liêu có 07 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 05 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 49 xã, 10 phường và 05 thị trấn.
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định về nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải tuân thủ Hiến pháp, thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.
- Chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
- Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
- Tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn bảo đảm công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
- Giải quyết chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
- Thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau khi thực hiện sắp xếp.
- Việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.
- Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
(Điều 6 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |