Quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên trong hoạt động hòa giải ở cơ sở

Quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên trong hoạt động hòa giải ở cơ sở
Nguyễn Trinh

Như chúng ta đã biết, hòa giải viên là người trung gian giúp các bên tìm được tiếng nói chung để giải quyết tranh chấp. Vậy trong quá trình thực hiện chức năng của mình, hòa giải viên có những quyền và nghĩa vụ gì?

 

Theo quy định tại Điều 9 Luật hòa giải ở cơ sở 2013, hòa giải viên có các quyền sau:

  • Thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở;
  • Đề nghị các bên có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến vụ, việc hòa giải;
  • Tham gia sinh hoạt, thảo luận và quyết định nội dung, phương thức hoạt động của tổ hòa giải;
  • Được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải; được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải;
  • Hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải;

  • Được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
  • Được hỗ trợ, tạo điều kiện để khắc phục hậu quả nếu gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải;
  • Kiến nghị, đề xuất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hòa giải.

Bên cạnh việc quy định các quyền cơ bản của hòa giải viên trong hoạt động hòa giải ở cơ sở, pháp luật cũng quy định họ phải có một số nghĩa vụ sau:

  • Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật hòa giải ở cơ sở 2013;
  • Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật hòa giải ở cơ sở 2013;
  • Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải;
  • Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng;
  • Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.

Đây là nội dung được quy định tại Điều 10 Luật hòa giải ở cơ sở 2013.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

3205 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;