Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu trí tuệ

Mới đây, Chính phủ đã ban hành tại Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Giám định viên sở hữu trí tuệ, Nghị định 119/2010/NĐ-CP

Quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu trí tuệ (Ảnh minh họa)

Theo đó, khoản 12 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của giám định viên sở hữu trí tuệ như sau:

- Quyền:

  • Có thể hoạt động trong 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập;

  • Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định;

  • Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;

  • Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động độc lập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ: 

  • Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu;

  • Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;

  • Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; nếu cố ý đưa ra kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại;

  • Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định;

  • Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

  • Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định;

  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, một nghĩa vụ đáng chú ý ở đây là giám định viên sở hữu trí tuệ phải từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định để tránh việc giám định viên đưa ra các quyết định chủ quan, sai lệch.

Chi tiết xem thêm tại: Nghị định 119/2010/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 20/02/2011.

Nguyên Phú

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

531 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;