Theo quy định tại Điều 34 Luật thống kê 2015, Điều tra viên thống kê có các quyền sau đây:
- Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ trong thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
- Được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra thống kê, được trang bị phương tiện phục vụ công việc thu thập thông tin và được trả công;
- Yêu cầu đối tượng điều tra thống kê cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
Bên cạnh việc có quyền, điều tra viên thống kê phải có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện thu thập thông tin theo đúng phương án điều tra thống kê và hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
- Giữ bí mật thông tin thu thập từ tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê;
- Giao nộp tài liệu, phiếu điều tra theo hướng dẫn của cơ quan tiến hành điều tra thống kê.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê tại Điều 33 Luật thống kê 2015. Theo đó, những cá nhân, tổ chức này có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Được thông báo về quyết định, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung chủ yếu và thời hạn của cuộc điều tra;
- Được bảo đảm bí mật thông tin đã cung cấp cho điều tra viên thống kê theo quy định tại Điều 57 của Luật thống kê 2015;
- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về điều tra thống kê;
- Cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê;
- Không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp thông tin điều tra thống kê;
- Chịu sự kiểm tra của cơ quan tiến hành điều tra thống kê và thanh tra chuyên ngành thống kê về thông tin đã cung cấp.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn