Quyền rút tố cáo được quy định như thế nào?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 129/2020/TT-BCA ban hành ngày 08/12/2020 quy định quy trình giải quyết tố cáo trong công an nhân dân.

rút đơn tố cáo, Luật tố cáo 2018

Quyền rút tố cáo được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa)

Theo đó, việc rút tố cáo được quy định tại Điều 8 Thông tư 129/2020/TT-BCA. Cụ thể như sau:

- Trường hợp chưa ra quyết định thụ lý tố cáo mà người tố cáo có đơn rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo trực tiếp hoặc giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác làm việc với người tố cáo. Nếu xác định đơn rút tố cáo là của người tố cáo, việc rút tố cáo là tự nguyện và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo 2018 thì người giải quyết tố cáo xử lý như sau:

  • Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì chỉ quyết định thụ lý nội dung tố cáo mà người tố cáo không rút;

  • Trường hợp rút toàn bộ nội dung tố cáo thì không thụ lý tố cáo;

  • Trường hợp người tố cáo không đến làm việc thì ra văn bản thông báo không thụ lý một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và gửi về địa chỉ của người tố cáo.

- Trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì tố cáo vẫn phải được giải quyết, người tố cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết. Người giải quyết tố cáo áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định; xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo.

- Người tố cáo rút tố cáo không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 Luật Tố cáo.

So với trước đây, Thông tư 12/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong công an nhân dân không đề cập đến phạm vi rút tố cáo (rút một phần hay rút toàn bộ nội dung tố cáo). Có thể thấy, quy định về việc rút tố cáo tại Thông tư 129/2020/TT-BCA nay đã rõ ràng và cụ thể hơn.

Xem chi tiết tại: Thông tư 129/2020/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 22/01/2021.

Phương Thanh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

556 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;