Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Quyền, nghĩa vụ của người bị trục xuất được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa)
Theo đó, tại Điều 8 Nghị định 112/2013/NĐ-CP quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người bị trục xuất như sau:
Quyền của người bị trục xuất:
Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành;
Được liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước mà mình là công dân để được bảo vệ, trợ giúp;
Được thực hiện các chế độ đối với người bị trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất tại cơ sở lưu trútrong thời gian chờ làm thủ tục trục xuất;
Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
Thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định trục xuất;
Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh;
Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan Công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
Nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp không tự nguyện chấp hành, sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương I, Phần thứ tư của Luật xử lý vi phạm hành chính;
Hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Chi tiết xem tại Nghị định 112/2013/NĐ-CP có hiệu lực ngày 17/11/2013.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |