1. Quyền của hòa giải viên thương mại
- Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
- Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
2. Nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại
- Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
- Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
- Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
- Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
- Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Xem chi tiết tại Nghị định 22/2017/NĐ có hiệu lực từ 15/4/2017.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn