Quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT

HSSV là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng và được hưởng những quyền lợi như sau:

 

  • Có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) BHYT ban đầu tại cơ sở KBCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương và được thay đổi cơ sở đăng ký KBCB ban đầu vào đầu mỗi quý;
  • Hưởng 100% chi phí KBCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KBCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở;  
  • 100% chi phí KBCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KBCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KBCB không đúng tuyến; 
  • 80% chi phí KBCB;
  • Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KBCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định với tỷ lệ như sau:
    • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
    • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú cho đến hết ngày 31/12/2020 và 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước;
    • Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tính từ ngày 01/01/2016 sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp HSSV đi KBCB ở các cơ sở y tế không ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT thì được thanh toán lại tại cơ quan BHXH nơi tham gia nhưng mức tối đa không vượt quá mức thanh toán quy định của Phụ lục 04 của Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC. Cụ thể:

Loại hình KBCB

Tuyến chuyên môn kỹ thuật

Mức thanh toán tối đa
cho 01 đợt KBCB

  1. Ngoại trú

 Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương

60.000 đồng          

  2. Nội trú

 Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương

500.000 đồng          

 Cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương

1.200.000 đồng          

 Cơ sở y tế tuyến TƯ và tương đương

3.600.000 đồng          

 
Cơ sở pháp lý:
Vì sao BHYT là bắt buộc đối với HSSV?

Điều 34 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. Điều 58 cũng xác định Nhà nước và xã hội “thực hiện BHYT toàn dân” và Điều 15 quy định “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”.

Như vậy, Hiến pháp đã xác định rõ trách nhiệm Nhà nước bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Bên cạnh đó, người dân và xã hội cũng có trách nhiệm hay nghĩa vụ tham gia an sinh xã hội, cụ thể là BHXH, BHYT và BH thất nghiệp theo quy định pháp luật.

Tại Khoản 1, Điều 2 Luật BHYT có quy định: “BHYT là hình thức bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.

Do đó, HSSV là công dân Việt Nam, là đối tượng tham gia BHYT theo luật định thì đương nhiên phải có quyền và nghĩa vụ tham gia BHYT theo quy định của pháp luật. 

                                           (TS.Bùi Sỹ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1294 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;