Đây là nội dung cơ bản được đề cập tại Thông tư 19/2018/TT-BGTVT được ban hành ngày 19/4/2018. Vậy cụ thể, Đăng kiểm viên đường sắt có những quyền hạn, trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 19/2018/TT-BGTVT, Đăng kiểm viên đường sắt có quyền hạn, trách nhiệm như sau:
1. Yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, thiết bị cung cấp các hồ sơ kỹ thuật và bảo đảm các Điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm.
2. Bảo lưu và báo cáo lãnh đạo cấp trên các ý kiến khác với quyết định của lãnh đạo phụ trách trực tiếp về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
3. Ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
4. Từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận hoặc khi nhận thấy các Điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
5. Đăng kiểm viên đường sắt chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về kết quả công việc được phân công.
6. Đăng kiểm viên đường sắt thực hiện nhiệm vụ được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Xem thêm các nội dung tại: Thông tư 19/2018/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2018.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |