Xin hỏi là đối với việc soạn thảo văn bản thuộc Bộ tư pháp thì thực hiện theo quy trình thế nào? - Văn Khánh (An Giang)
Quy trình soạn thảo văn bản thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 2539/QĐ-BTP ngày 26/12/2022 về Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Tư pháp.
Theo đó, quy trình soạn thảo văn bản thuộc Bộ Tư pháp được quy định như sau:
Tại Điều 9 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Tư pháp ban hành theo Quyết định 2539/QĐ-BTP (Quy chế) năm 2022 quy định các hình thức văn bản như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Văn bản hành chính bao gồm các văn bản được quy định tại Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP .
- Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài.
Tại Điều 10 Quy chế quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản như sau:
- Thể thức văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020;
Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP ;
Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Thể thức văn bản hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các mẫu trình bày văn bản tại Mục II Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP .
- Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ quốc tế.
Tại Điều 11 Quy chế quy định về việc soạn thảo văn bản như sau:
- Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định:
+ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
+ Luật sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020;
+ Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
+ Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP .
- Việc soạn thảo văn bản hành chính được thực hiện như sau:
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích, nội dung của văn bản cần soạn thảo, Lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giao cho đơn vị, cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo văn bản;
+ Đơn vị, cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản thực hiện các công việc:
Xác định tên loại, nội dung và độ mật, mức độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;
Thu thập, xử lý thông tin có liên quan; soạn thảo văn bản đúng hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày;
Trường hợp cần thiết, đề xuất Lãnh đạo đơn vị tham khảo ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
Nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo;
Trình dự thảo văn bản;
+ Đối với văn bản điện tử tạo lập mới, cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản, ngoài việc thực hiện các nội dung nêu trên phải chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết để trình ký số theo quy định;
+ Đối với văn bản phúc đáp, cá nhân được giao nhiệm vụ tạo lập dự thảo văn bản trực tiếp trên luồng văn bản đến trên Hệ thống, đồng thời chuyển bản thảo văn bản, tài liệu kèm theo (nếu có) vào Hệ thống và cập nhật các thông tin cần thiết để trình ký số theo quy định.
- Cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật về bản thảo văn bản trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
Ngọc Nhi
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | [email protected] |