Theo quy định của pháp luật, quy trình kiểm toán bao gồm các bước: Chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập và gửi báo cáo kiểm toán; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Vậy chi tiết các bước này được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?
1. Chuẩn bị kiểm toán
Theo quy định tại Điều 45 Luật kiểm toán nhà nước 2015, nội dung chuẩn bị kiểm toán bao gồm:
2. Thực hiện kiểm toán
Đoàn kiểm toán phải thực hiện kiểm toán đúng quyết định kiểm toán.
Thành viên Đoàn kiểm toán áp dụng phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; kiểm tra, đối chiếu, xác nhận; điều tra đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán về nội dung đã kiểm toán.
3. Lập và gửi báo cáo kiểm toán
Điều 47 Luật kiểm toán nhà nước 2015 quy định về việc lập và gửi báo cáo kiểm toán như sau:
4. Kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán
- Kiểm toán nhà nước phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Việc kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm lập và gửi báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Việc gửi báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 48 của Luật kiểm toán nhà nước 2015.
Đây là nội dung quy định tại Điều 49 Luật kiểm toán nhà nước 2015.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |