Quy trình chuẩn bị giám định trưng cầu Ngân hàng nhà nước

Vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Quy trình chuẩn bị giám định trưng cầu NHNN, Thông tư 14/2020/TT-NHNN

Quy trình chuẩn bị giám định trưng cầu Ngân hàng nhà nước (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 17 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định việc chuẩn bị giám định đối với trường hợp trưng cầu Ngân hàng Nhà nước giám định được thực hiện như sau:

1. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản giao thực hiện giám định tư pháp, đơn vị được giao thực hiện giám định:

  • Lựa chọn, cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc hiện có để thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần bổ nhiệm thêm giám định viên tư pháp, công nhận thêm người giám định tư pháp theo vụ việc, đơn vị được giao lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này, phù hợp với nội dung yêu cầu giám định theo quyết định trưng cầu giám định, lập hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này để bổ nhiệm, công nhận theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư này. Trường hợp cử từ hai giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên, đơn vị được giao thực hiện giám định phải thành lập Tổ giám định tư pháp, trong đó quy định cụ thể người đầu mối.

  • Phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật theo quy định tại Điều 13 Thông tư này (nếu người trưng cầu giám định chưa gửi kèm quyết định trưng cầu giám định).

2. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc nghiên cứu nội dung vụ việc nêu tại quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.

3. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định, trong đó tối thiểu có các nội dung cơ bản sau:

  • Xác định và thu thập các quy chuẩn chuyên môn dự kiến được áp dụng khi thực hiện giám định;

  • Xác định máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;

  • Xây dựng chi phí tiền lương, thù lao cho người thực hiện giám định, chi phí khấu hao máy móc, phương tiện, thiết bị, chi phí vật tư tiêu hao, chi phí sử dụng dịch vụ, các chi phí khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định và gửi, thông báo cho người trưng cầu giám định;

  • Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;

  • Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.

Chi tiết xem tại Thông tư 14/2020/TT-NHNN, có hiệu lực từ 01/01/2021.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

370 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;