Bài viết sau có nội dung về việc ký văn bản của Kiểm toán Nhà nước mới nhất được quy định trong Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024.
Quy định về việc ký văn bản của Kiểm toán Nhà nước mới nhất (Hình từ Internet)
Ngày 05/12/2024, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 1963/QĐ-KTNN về Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước.
Theo quy định tại Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 thì việc ký văn bản của Kiểm toán Nhà nước được thực hiện như sau:
- Tổng Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ký tất cả các văn bản của Kiểm toán Nhà nước, trực tiếp ký các văn bản sau:
+ Quyết định Kế hoạch kiểm toán năm, các Quyết định kiểm toán; Quyết định thành lập Hội đồng kiểm toán nhà nước;
+ Văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, văn bản quản lý của Kiểm toán Nhà nước, các thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật;
+ Các văn bản trình, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, thường trực Ban Bí thư, các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc của Quốc hội, các Ủy ban và các Ban của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Thống nhất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và Kiểm toán Nhà nước;
+ Văn bản ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước. Việc giao ký thừa ủy quyền phải giới hạn về thời gian và nội dung. Người được giao ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký;
+ Văn bản về công tác tổ chức, cán bộ;
+ Các văn bản khác nếu Tổng Kiểm toán nhà nước thấy cần thiết.
- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước giao ký thay các văn bản sau:
+ Văn bản xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh theo lĩnh vực được Tổng Kiểm toán nhà nước phân công phụ trách;
+ Một số văn bản quy định tại khoản 1 Điều 24 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 theo lĩnh vực, đơn vị do Tổng Kiểm toán nhà nước giao phụ trách, như: Quyết định kiểm toán của cuộc kiểm toán; các văn bản chỉ đạo đơn vị phụ trách; các văn bản gửi bộ, ngành trung ương liên quan lĩnh vực phụ trách; báo cáo kiểm toán lĩnh vực phụ trách hoặc văn bản chỉ đạo liên quan; các Đề án, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán, quyết toán công trình được phân công phụ trách; văn bản khác do Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền;
+ Khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền điều hành công việc của Kiểm toán Nhà nước ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước được ký thừa lệnh văn bản theo ủy quyền, phân cấp bằng văn bản của Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc theo chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước ghi trong tờ trình giải quyết công việc (nơi nhận phải gửi Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phụ trách để báo cáo).
- Thủ trưởng các đơn vị được ký các văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công, phân cấp quản lý.
- Phó Thủ trưởng đơn vị được phép ký thay Thủ trưởng đơn vị các văn bản thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị hoặc được Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước giao thẩm quyền cho Thủ trưởng đơn vị đơn vị được ký thừa lệnh.
Xem thêm Quyết định 1963/QĐ-KTNN có hiệu lực từ 05/12/2024.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |