Theo đó, việc đổi tên tuyến, ga đường sắt phải tuân thủ một số quy định tại Nghị định 56/2018/NĐ-CP như sau:
Đặt tên, đổi tên tuyến, ga đường sắt
- Các tuyến, ga đường sắt hiện hữu được giữ nguyên tên như hiện nay;
- Trường hợp thay đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, phải đặt tên theo quy định của pháp luật trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua;
- Tên tuyến đường sắt được đặt theo tên điểm đầu và điểm cuối của tuyến hoặc đặt tên theo số thứ tự hoặc ký tự liên tục. Điểm đầu, điểm cuối là tên của địa danh nơi có ga đầu, ga cuối của tuyến;
- Trường hợp tuyến đường sắt nhánh có kết nối với tuyến đường sắt chính, điểm đầu của tuyến đường sắt nhánh này được tính tại vị trí kết nối với tuyến đường sắt chính;
- Tên ga được đặt theo địa danh, tên các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, tên di tích lịch sử - văn hóa tại vị trí đặt ga, theo số thứ tự hoặc ký tự;
- Tên ga trên một tuyến không được trùng nhau, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đặt ga và đất nước.
- Tên tuyến, tên ga đường sắt phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thẩm quyền đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có thẩm quyền quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt quốc gia;
- HĐND cấp tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý;
- Nhà đầu tư quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư, phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và pháp luật của Việt Nam.
Trình tự đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu
- Văn bản đề nghị của UBND cấp tỉnh nơi có tuyến đường sắt đi qua gửi cấp có thẩm quyền
- Nhà đầu tư quyết định đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, tuân thủ quy định pháp luật
Xem thêm Nghị định 56/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn