Quy định về triệu tập Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân

Quy định về triệu tập Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân
Dương Châu Thanh

Việc triệu tập Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Quy    định    về    triệu    tập    Đại    hội    thành    viên    quỹ    tín    dụng    nhân    dân

Quy định về triệu tập Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân (Hình từ internet)

Quy định về triệu tập Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân

Theo đó, triệu tập Đại hội thành viên theo quy định sau đây:

1. Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội thành viên thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

2. Đại hội thành viên có thể tổ chức dưới hình thức Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên (gọi chung là Đại hội thành viên). Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên có nhiệm vụ và quyền hạn như nhau.

3. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội đại biểu thành viên do Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân quy định nhưng không ít hơn 100 đại biểu.

4. Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu thành viên do Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân quy định. Việc bầu đại biểu thành viên tham dự Đại hội thành viên phải dựa trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên. Đại biểu thành viên được bầu không được ủy quyền cho người khác tham dự Đại hội. Đại biểu tham dự đại hội đại biểu phải thể hiện được ý kiến, nguyện vọng và có trách nhiệm thông tin về kết quả đại hội cho tất cả thành viên mà mình đại diện.

5. Đại hội thành viên bất thường được triệu tập trong trường hợp sau đây:

- Hội đồng quân trị triệu tập đề giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền;

- Hội đồng quản trị triệu tập theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân;

- Hội đồng quản trị triệu tập theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

- Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập trong trường hợp không tổ chức được cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị sau 02 lần triệu tập liên tiếp;

- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về lý do, nội dung, thời gian, hình thức tổ chức Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn tối thiểu 10 ngày trước ngày dự kiến tổ chức.

6. Việc triệu tập Đại hội thành viên bất thường đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 14 Thông tư 29/2024/TT-NHNN được thực hiện như sau:

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường;

- Trường hợp quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường hoặc quá 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên thường niên thì Ban kiểm soát cổ quyền triệu tập Đại hội thành viên bất thường;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ban kiểm soát có quyền triệu tập mà không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo quy định tại điểm b khoản này thì thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có quyền triệu tập Đại hội thành viên. Việc cử thành viên đại diện phải được lập thành biên bản và có đầy đủ chữ ký của tất cả thành viên đề nghị triệu tập Đại hội thành viên.

7. Trường hợp Hội đồng quân trị không triệu tập Đại hội thành viên theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 14 Thông tư 29/2024/TT-NHNN thì Hội đồng quản trị phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập Đại hội thành viên theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều này thì Ban kiểm soát phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.

8. Đại hội thành viên do người triệu tập chủ trì, trừ trường hợp Đại hội thành viên quyết định bầu thành viên khác chủ trì.

9. Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên được triệu tập tham dự nhưng không ít hơn 100 đại biểu (đối với Đại hội đại biểu); trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn tổ chức Đại hội thành viên.

Trường hợp Đại hội thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định tổ chức lần thứ nhất. Trong trường hợp này, trước khi tiến hành, người triệu tập có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo nguyên nhân không thể tổ chức Đại hội thành viên lần thứ nhất và dự kiến thời gian tổ chức Đại hội thành viên lần thứ hai. Đại hội thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có ít nhất 50% tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên được triệu tập tham dự.

Trường hợp Đại hội thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì triệu tập lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định tổ chức lần thứ hai. Trong trường hợp này, trước khi tiến hành, người triệu tập có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo nguyên nhân không thể tổ chức Đại hội thành viên lần thứ hai và dự kiến thời gian tổ chức Đại hội thành viên lần thứ ba. Đại hội thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào số thành viên tham dự hoặc đại biểu thành viên tham dự.

10. Cuộc họp Đại hội thành viên có thể được tổ chức bằng hình thức họp trực tiếp, họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và họp trực tuyến. Việc lựa chọn hình thức tổ chức họp Đại hội thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.

11. Cuộc họp Đại hội thành viên phải được ghi biên bản, có thể ghi âm, ghi hình để cung cấp cho các thành viên nếu có yêu cầu. Biên bản họp phải có chữ ký của chủ tọa và thư ký. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký thì biên bản họp có hiệu lực nếu được trên 50% thành viên tham dự đồng ý thông qua nội dung biên bản; biên bản ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối thông qua nội dung biên bản. Người ký tên trong biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của biên bản họp.

Thông tư 29/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;