Cụ thể, theo Khoản 21 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 bổ sung Điều 98a vào sau Điều 98 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, việc thuê phương tiện được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản giữa chủ phương tiện và người thuê phương tiện.
Các hình thức thuê phương tiện gồm:
- Thuê phương tiện không bao gồm thuyền viên làm việc trên phương tiện;
- Thuê phương tiện và thuyền viên làm việc trên phương tiện.
Theo đó, chủ phương tiện cho thuê phương tiện có trách nhiệm sau:
- Bảo đảm phương tiện đang trong trạng thái an toàn, bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật khi giao phương tiện cho người thuê phương tiện;
- Trong trường hợp cho thuê phương tiện và thuyền viên trên phương tiện phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Người thuê phương tiện có trách nhiệm sau:
- Sử dụng phương tiện, thuyền viên theo điều khoản trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
- Bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn làm việc của thuyền viên trên phương tiện; trả tiền lương, tiền công cho thuyền viên và chế độ khác theo quy định của pháp luật trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
- Không cho người khác thuê lại phương tiện, thuyền viên trên phương tiện thuê, trừ trường hợp được chủ phương tiện đồng ý bằng văn bản; không được sử dụng phương tiện thuê làm tài sản thế chấp;
- Chịu trách nhiệm về bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng phương tiện; trường hợp phát hiện tình trạng mất an toàn và gây ô nhiễm môi trường của phương tiện thì phải tạm dừng khai thác và thông báo ngay cho chủ phương tiện biết để có biện pháp khắc phục.
Xem thêm các nội dung sửa đổi, bổ sung tại: Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn