Theo đó, việc xác định ranh giới đất và hồ sơ quản lí dành cho đường sắt được quy định như sau:
Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt
- Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt phải được xác định cụ thể ranh giới theo tọa độ và được cập nhật, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua.
- Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp xác định ranh giới đất dành cho đường sắt.
- Việc lập, trình phê duyệt, tổ chức cắm và quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Việc xác định mốc giới đất dành cho đường sắt tại thực địa thực hiện phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước và theo thứ tự ưu tiên sau:
- Khu vực đô thị;
- Khu vực dân cư;
- Khu vực còn lại.
Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt, bao gồm:
- Hồ sơ quy hoạch tuyến, ga đường sắt theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hồ sơ địa chính quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua;
- Hồ sơ mốc giới đất dành cho đường sắt được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Hồ sơ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong khu vực đất dành cho đường sắt; quyết định giao đất thực hiện xây dựng công trình đường sắt của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp xây dựng mới công trình đường sắt;
- Các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nghị định 56/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn