Theo Nghị định 56/2018, phạm vi bảo vệ đường sắt bao gồm phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt, phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang. Cụ thể như sau:
Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt: Được tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng không nhỏ hơn trị số sau:
- Đối với đường sắt khổ 1000 milimét là 5,3 mét;
- Đối với đường sắt khổ 1435 milimét là 6,55 mét;
- Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,7 mét;
- Đối với tuyến đường sắt đô thị là 6,3 mét áp dụng phương thức lấy điện trên cao; 4,3 mét đối với tuyến đường sắt đô thị áp dụng phương thức lấy điện từ ray thứ ba;
- Đối với các tuyến đường sắt hiện hữu đang khai thác không thỏa mãn điều kiện đối với đường sắt khổ 1000 milimet và 1453 milimet khi cải tạo, nâng cấp công trình vi phạm phạm vi bảo vệ đường sắt, chủ đầu tư dự án phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ và bảo đảm an toàn cho công trình đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận trước khi thực hiện.
Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp: Tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau:
- Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét;
- Đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét;
- Đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét.
Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường đào, nền đường đắp được xác định như sau:
- 05 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc mép đỉnh nền đường đào;
- 03 mét tính từ mép ngoài rãnh dọc hay mép ngoài rãnh đỉnh của nền đường hoặc mép ngoài của công trình phòng hộ, gia cố đối với nền đường có rãnh dọc hay rãnh đỉnh, có công trình phòng hộ, gia cố của nền đường.
Chi tiết xem thêm Nghị định 56/2018/NĐ- CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn