Quy định về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ

Quy định về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ
Tấn Đại

Bài viết sau có nội dung về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định trong Nghị định 119/2024/NĐ-CP.

Quy định về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ

Quy định về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ (Hình từ Internet)

Ngày 30/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.

1. Quy định về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 119/2024/NĐ-CP thì hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ như sau:

- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục;

+ Bảo đảm kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2024/NĐ-CP;

+ Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu sau đây:

+ Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông;

+ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

+ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thông tin trong cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quản lý tập trung tại Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 119/2024/NĐ-CP.

- Chi phí quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được lấy từ nguồn chi phí tổ chức, quản lý, giám sát thu phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện và các nguồn tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Đường bộ 2024.

Điều 42. Nguồn tài chính để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ và nguồn thu từ kết cấu hạ tầng đường bộ

1 . Nguồn tài chính để đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hướng dẫn thanh toán điện tử giao thông đường bộ

Việc thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Điều 43 Luật Đường bộ 2024 như sau:

- Thanh toán điện tử giao thông đường bộ là việc thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.

- Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

- Thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc phải thực hiện theo hình thức điện tử không dừng.

Xem thêm Nghị định 119/2024/NĐ-CP ban hành ngày 01/10/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;