Theo đó, Thông tư 30 đã quy định về giá chuyển hướng như sau:
- Kiểu loại và số nhận dạng giá chuyển hướng phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất hoặc thiết kế.
- Về khung giá chuyển hướng
- Khung giá chuyển hướng không bị biến dạng, không có vết nứt;
- Kích thước cơ bản của giá chuyển hướng phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất hoặc thiết kế.
- Đối với hộp đầu trục, khoang lắp hộp đầu trục thì được Thông tư 30 quy định như sau:
- Mặt phẳng các ke trượt của cùng một khoang lắp hộp đầu trục phải song song với nhau và vuông góc với đường trung tâm giá chuyển hướng theo quy định của nhà sản xuất hoặc thiết kế;
- Các vú mỡ phải đủ số lượng và hoạt động bình thường;
- Độ rơ dọc trục bánh xe, độ rơ của hộp đầu trục bánh xe phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất hoặc thiết kế;
- Các đòn gánh hộp đầu trục (hoặc đế đỡ lò xo) không nứt;
- Các thanh kéo không nứt, biến dạng. Cao su giảm chấn của các thanh kéo không hư hỏng, nứt vỡ, lão hóa.
- Lò xo hộp đầu trục và giảm chấn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Các lò xo hộp đầu trục không nứt gãy; chiều cao, chênh lệch chiều cao lò xo phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất hoặc thiết kế;
- Giảm chấn phải đúng loại, đủ số lượng và hoạt động bình thường. Đối với giảm chấn cao su chịu tải của giá xe (nếu có) không bị lão hóa, không bị nứt vỡ, đồng thời phải bảo đảm chiều cao và chênh lệch chiều cao tự do phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất hoặc thiết kế.
- Đồng thời Thông tư 30 còn quy định một số yêu cầu đối với hộp giảm tốc trục như sau:
- Khi sửa chữa, thay thế bánh răng không được nứt trên thân răng và chân răng. Khe hở cạnh ăn khớp giữa các bánh răng phải phù hợp với quy định của nhà sản xuất hoặc thiết kế;
- Hộp giảm tốc trục không bị chảy dầu và khi hoạt động không có tiếng kêu bất thường.
Xem chi tiết Thông tư 30/2018/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY