Quy định về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) thì việc đánh giá, phân loại CBCCVC là một trong những hoạt động quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển đội ngũ nhân sự, hiệu quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của CBCCVC, sự ổn định và vững mạnh của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể.

 

Nghị định 56/2015/NĐ-CP quy định khá cụ thể về nguyên tắc đánh giá và phân loại CBCCVC như sau:

  • Căn cứ vào chức trách nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của CBCCVC mà đưa ra những ý kiến đánh giá phù hợp.
  • Việc đánh giá tránh mang tính hình thức mà phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập hay thiên vị bất kỳ CBCCVC nào.
  • Thực hiện đánh giá, phân loại theo đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
  • Đối với những CBCCVC không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì có thể xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại để đảm bảo tính công bằng và đảm bảo lợi ích cho chính CBCCVC đó.
  • Cần lưu ý mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Vụ, đơn vị (kể cả cấp phòng). 

CBCCVC được đánh giá dựa trên các căn cứ:

  • Đối với cán bộ:
    • Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức;
    • Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của cán bộ;
    • Chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình hoặc được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hoặc phân công.
  •  Đối với công chức:
    • Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức và theo hướng dẫn tại Hướng dẫn 1326/HD-UBDT 2015 do Ủy ban Dân tộc ban hành.
    • Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
    • Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
  • Đối với viên chức theo Luật Viên chức:
    • Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
    • Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.

Hằng năm, các tỉnh, thành phố luôn có văn bản chỉ đạo, kế hoạch hướng dẫn đến toàn bộ các đơn vị hành chính, sự nghiệp khối sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố thực hiện công tác đánh giá, phân loại CBCCVC gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá CBCCVC. Dựa nội dung đánh giá mà phân loại các mức đánh giá như hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Qua đó có thể bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với CBCCVC.

Xem thêm quy định về tiêu chí đánh giá phân loại CBCCVC tại Nghị định 56/2015/NĐ-CP.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2630 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;