Quy định về chỉnh lý tài liệu đất đai dạng giấy như thế nào?

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 31/2013/TT-BTNMT ban hành quy trình nghiệp vụ lưu trữ tài liệu đất đai.

Quy  định về chỉnh lý tài liệu đất đai dạng giấy như thế nào?, Thông tư 31/2013/TT-BTNMT

Quy  định về chỉnh lý tài liệu đất đai dạng giấy như thế nào? (Ảnh minh họa)

Theo đó, Thông tư 31/2013/TT-BTNMT quy định quy trình chỉnh chỉnh lý tài liệu đất đai dạng giấy. Cụ thể như sau:

Bước 1:  Công tác chuẩn bị

  • Lập kế hoạch chỉnh lý tài liệu;

  • Giao nhận tài liệu, vận chuyển đến nơi chỉnh lý; vệ sinh sơ bộ tài liệu;

  • Soạn thảo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu (kế hoạch thực hiện chỉnh lý; lịch sử đơn vị hình thành phông, lịch sử phông; hướng dẫn xác định giá trị tài liệu; hướng dẫn phân loại lập hồ sơ).

Bước 2: Thực hiện chỉnh lý tài liệu

- Phân loại tài liệu theo Hướng dẫn phân loại lập hồ sơ;

- Lập hồ sơ hoặc chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ kết hợp xác định giá trị tài liệu, gồm:

  • Lập hồ sơ đối với tài liệu rời lẻ;

  • Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ đối với tài liệu đã lập hồ sơ sơ bộ nhưng chưa đạt yêu cầu.

- Biên mục phiếu tin (riêng các tài liệu là: hồ sơ giao đất, thuê đất, thu hồi đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất khi biên mục phiếu tin, ngoài các trường thông tin theo quy định của lưu trữ, phải thể hiện thêm các trường thông tin sau: họ tên chủ sử dụng, thửa số, tờ bản đồ số, diện tích, loại đất, số giấy chứng nhận, số quyết định, ngày cấp, loại hồ sơ);

- Kiểm tra, chỉnh sửa việc lập hồ sơ và việc biên mục phiếu tin;

- Hệ thống hó a phiếu tin theo phương án phân loại và hệ thống hoá tài liệu theo phiếu tin;

- Biên mục hồ sơ, gồm:

  • Sắp xếp hồ sơ theo hướng dẫn;

  •  Đánh số tờ cho tài liệu bảo quản 20 năm trở lên;

  •  Nhập mục lục văn bản;

  •  In mục lục, kẹp vào bìa hồ sơ;

  • Viết bìa hồ sơ và chứng từ kết thúc.

- Kiểm tra, chỉnh sửa việc biên mục hồ sơ (nếu chưa đạt thì chỉnh sửa, hoàn chỉnh);

- Vệ sinh, tháo bỏ ghim kẹp, làm phẳng tài liệu, cho vào bìa hồ sơ và đánh số chính thức lên bìa hồ sơ;

- Sắp xếp hồ sơ vào hộp (cặp) và viết, dán nhãn hộp;

- Vận chuyển hồ sơ vào kho, xếp lên giá và giao, nhận tài liệu vào kho;

- Nhập phiếu tin vào cơ sở dữ liệu và kiểm tra việc nhập phiếu tin;

- Lập mục lục hồ sơ, gồm:

  • Viết lời nói đầu;

  • Lập bảng tra cứu hồ sơ;

  • In mục lục, nhân bản (in từ cơ sở dữ liệu, 03 bộ);

  • Đóng quyển mục lục (03 bộ).

Bước 3: Kết thúc chỉnh lý

  • Hoàn chỉnh và bàn giao hồ sơ phông;

  •  Viết báo cáo tổng kết.

Chi tiết xem tại Thông tư 31/2013/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 9/12/2013.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

773 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;