Quy định về các khoản chi phí được thu trong nhà trường

Đây có lẽ là một trong các vấn đề được quan tâm nhất của các phụ huynh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các dịp đầu năm học. Theo nguyên tắc, các trường học thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn.

Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, các quy định của pháp luật, một số khoản phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành. Cụ thể về từng khoản chi phí được thu như sau.

Quy định về các khoản chi phí được thu trong nhà trường

Hình minh họa (Nguồn internet)

1. Các khoản thu của nhà trường theo quy định

STT

Nội dung thu

Cơ sở pháp lý

1

Học phí

Theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình

2

Phí tuyển sinh đầu cấp

Được hướng dẫn bởi phòng Giáo dục và Đào tạo từng địa phương.

3

Bảo hiểm y tế học sinh

Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

  • Điểm đ Khoản 1 Điều 7 mức đóng là 4,5% mức lương cơ sở. (4,5% x 1.490.000 đồng);

  • Điểm c khoản 1 Điều 8, học sinh được nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng.

4

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Theo Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, khoản thu này được dựa vào quy định của từng địa phương.

5

Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Theo Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.

Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.

Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.

6

Trông giữ phương tiện giao thông; các hoạt động an ninh, bảo vệ.

Theo quyết định của UBND ở từng địa phương.

7

Học phẩm cho giáo dục mầm non

Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, sử dụng và bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các cơ sở giáo dục mầm non.

2. Các khoản thu của nhà trường theo thỏa thuận với phụ huynh học sinh

STT

Nội dung thu

Cơ sở pháp lý

1

Phục vụ bán trú

a) Tiền ăn (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở)

Thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường.

b) Chăm sóc bán trú (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở)

c) Trang thiết bị phục vụ bán trú

2

Nước uống

Dựa trên mức thỏa thuận của phụ huynh và nhà trường.

3

Học 2 buổi/ngày

Khoản 4 Mục II Công văn 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010: “Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng”.

4

Viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định việc tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc.

Hải Thanh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

15881 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;