Quy định về bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023

Quy định về bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023
Trần Thanh Rin

Xin cho tôi hỏi việc bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt sẽ được thực hiện như thế nào từ ngày 01/12/2023? – Huỳnh Hương (Bình Định)

Quy định về bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023

Quy định về bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt.

Quy định về bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023

Cụ thể, việc bố trí hệ thống phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt từ ngày 01/12/2023 sẽ được thực hiện như sau:

(1) Đối với đường ngang có người gác:

- Cần chắn, giàn chắn thủ công hoặc cần chắn, giàn chắn sử dụng động cơ điện do người điều khiển hoặc cần chắn tự động;

- Cọc tiêu, hàng rào cố định;

- Vạch sơn kẻ đường;

- Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;

- Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;

- Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt, trừ những đường ngang nằm trong phạm vi phòng vệ của tín hiệu vào ga, ra ga, hoặc tín hiệu bãi dồn, tín hiệu thông qua trên đường sắt có thiết bị đóng đường tự động hoặc tín hiệu phòng vệ khác, khi các tín hiệu trên cách đường ngang dưới 800 mét (m);

- Hệ thống giám sát đường ngang và các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

Đường ngang có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng hình thức bố trí người gác.

(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT)

(2) Đối với đường ngang không có người gác:

- Đường ngang cảnh báo tự động:

+ Cần chắn tự động (nếu có);

+ Cọc tiêu, hàng rào chắn cố định;

+ Vạch sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa;

+ Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;

+ Đèn tín hiệu, chuông điện hoặc loa phát âm thanh;

+ Hệ thống giám sát đường ngang và các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

- Đường ngang biển báo hiện hữu:

+ Cọc tiêu;

+ Vạch sơn kẻ đường, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc; biển cảnh báo chú ý tàu hỏa, biển STOP (R122), kết hợp với biển phụ ghi “Dừng lại quan sát trước khi qua đường ngang”;

+ Hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ;

+ Các thiết bị khác liên quan đến bảo đảm an toàn giao thông tại đường ngang.

Đường ngang không có người gác là đường ngang được tổ chức phòng vệ bằng cảnh báo tự động hoặc biển báo.

(Khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT)

Quy định về tổ chức phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt theo Thông tư 29/2023/TT-BGTVT

Theo Điều 11 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT, việc tổ chức phòng vệ đường ngang dành cho đường sắt theo được quy định như sau:

- Đối với đường ngang cấp I, cấp II phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác.

- Đối với đường ngang cấp III:

+ Tổ chức phòng vệ theo hình thức cảnh báo tự động đối với trường hợp bảo đảm tầm nhìn tại khu vực đường ngang;

+ Tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác đối với trường hợp không bảo đảm tầm nhìn tại khu vực đường ngang;

+ Đối với các đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động và đường ngang phòng vệ bằng biển báo hiện hữu mà chưa bảo đảm tầm nhìn tại khu vực đường ngang:

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ kiểm tra, đề xuất Cục Đường sắt Việt Nam quyết định tổ chức cảnh giới tại các đường ngang nguy hiểm trên đường sắt quốc gia theo nguyên tắc bảo đảm an toàn chạy tàu, an toàn giao thông tại khu vực đường ngang và báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện;

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ kiểm tra, đề xuất chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng hoặc chủ sở hữu đường bộ chuyên dùng về việc tổ chức cảnh giới tại các đường ngang nguy hiểm trên đường sắt chuyên dùng.

Trường hợp chủ sở hữu đường bộ chuyên dùng không có điều kiện tổ chức cảnh giới, phải có văn bản thỏa thuận thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng về biện pháp tăng cường an toàn giao thông tại khu vực đường ngang.

- Sơ đồ đường ngang tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác và không có người gác quy định tại Phụ lục II Thông tư 29/2023/TT-BGTVT.

Xem thêm nội dung tại Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/12/2023.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1014 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;