Quy định phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 02/2015/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành công bố vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tính theo mực nước thủy triều lớn nhất, được quy định cụ thể tại Thông tư 02/2015/BGTVT như sau:

pham vi vùng nuoc cang bien HCM, thong tu 02/2015/BGTVT

Hình minh họa (nguồn internet)

- Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực vịnh Gành Rái được giới hạn như sau: Đường kinh tuyến 106°58'12" E (là ranh giới với vùng nước các cảng biển thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), chạy dọc theo bờ biển của huyện Cần Giờ và bờ của Cù lao Phú Lợi đến hai điểm nhỏ xa nhất của cửa sông Ngã Bảy.

- Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh tại khu vực vịnh Đồng Tranh và khu vực cửa sông Soài Rạp được giới hạn như sau:

+ Các đoạn thẳng nối lần lượt các điểm SR1, SR2, SR3 và SR4 có tọa độ sau đây:

SR1: 10°25'10" N, 106°58'12" E (mũi Cần Giờ);

SR2: 10°24'00" N, 107°00'00" E;

SR3: 10°15'00" N, 107°00'00" E;

SR4: 10°15'00" N, 106°49'30" E.

+ Đường kinh tuyến 106°49'30" E;

+ Biên trái mép luồng Soài Rạp (tính từ biển vào);

+ Đường vĩ tuyến 10°34’41”N

- Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên các sông Ngã Bảy, Lòng Tàu, Nhà Bè, Dừa, Tắc Dinh Cậu và rạch Tắc Rỗi được giới hạn như sau:

+ Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Ngã Bảy chạy dọc theo hai bờ các sông Ngã Bảy, Lòng Tàu, Nhà Bè đến mũi Đèn Đỏ. Trừ phạm vi vùng nước cảng biển Đồng Nai trên sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu do Cảng vụ Hàng hải Đồng Nai quản lý được giới hạn từ ranh giới biên phải mép luồng cảng biển đến bờ sông về phía thượng lưu cầu cảng Phú Đông 1800 mét và về phía hạ lưu cầu cảng Sanrimjohap Vina 1300 mét;

+ Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Dừa (tại ngã ba sông Dừa - sông Ngã Bảy) chạy dọc theo hai bờ sông Dừa đến ngã ba sông Dừa - Tắc Dinh Cậu, chạy dọc theo hai bờ Tắc Dinh Cậu, rạch Tắc Rỗi (từ ngã ba Tắc Dinh Cậu - Tắc Rỗi đến ngã ba Tắc Rỗi - sông Lòng Tàu).

Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên các sông Đồng Tranh, Gò Gia, Tắc Ông Cu, Tắc Bài và Tắc Cua được giới hạn như sau:

Từ hai điểm nhô xa nhất của cửa sông Gò Gia (tại ngã ba sông Gò Gia - sông Cái Mép - sông Thị Vải) chạy dọc theo hai bờ sông Gò Gia đến ranh giới phía thượng lưu ngang đường vĩ tuyến 10°35'00" N (tại ngã ba sông Gò Gia - Ba Giỏi - Tắc Cua) và chạy dọc theo hai bờ Tắc Ông Cu, Tắc Bài, Tắc Cua đến ngã ba sông Tắc Ông Cu - sông Đồng Tranh và toàn bộ sông Đồng Tranh.

- Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Đồng Nai được giới hạn như sau: Từ ngã ba các sông Đồng Nai, Nhà Bè, Sài Gòn (mũi Đèn Đỏ) chạy dọc theo hai bờ sông Đồng Nai đến đường thẳng cắt ngang ngã ba sông Đồng Nai từ hai điểm nhô xa nhất của Tắc Thầy Bảy (Cù lao Ông Cồn) và xã Long Trường. Ranh giới giữa sông Đồng Nai và sông Sau là đường thẳng cắt ngang sông Sau từ 02 điểm nhô xa nhất của Cù lao Ông Cồn đến xã Đại Phước.

- Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Sài Gòn được giới hạn như sau: Từ ngã ba các sông Sài Gòn, Nhà Bè, Đồng Nai (mũi Đèn Đỏ) chạy dọc theo hai bờ sông Sài Gòn đến đường thẳng cắt ngang sông tại mép rạch Thị Nghè phía hạ lưu.

- Phạm vi vùng nước cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh trên sông Soài Rạp được giới hạn như sau: Từ khu vực cửa sông Soài Rạp, quy định tại khoản 2 Điều này, chạy dọc theo hai bờ sông Soài Rạp đến ngã ba sông Soài Rạp - sông Nhà Bè (ngã ba Bình Khánh).

- Ranh giới cửa nhánh sông, cửa rạch vào các sông quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này được giới hạn bởi đoạn thẳng nối hai điểm bờ nhô xa nhất ở cửa nhánh sông, cửa rạch đó. Đối với rạch Rạch Đôi, sông Đồng Điền thì ranh giới là các đường biên hạ lưu hành lang an toàn cầu Phú Xuân và cầu Đồng Điền.

- Ranh giới vùng nước cảng biển quy định tại Thông tư này được xác định trên Hải đồ số 1016 tái bản năm 2012 của Cơ quan thủy đạc Vương quốc Anh. Tọa độ các điểm, các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này áp dụng theo Hệ tọa độ VN-2000 và được chuyển sang Hệ tọa độ WGS-84 tương ứng như sau:

Điểm/Đường

Hệ VN - 2000

Hệ WGS-84

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

Vĩ độ (N)

Kinh độ (E)

SR1

10°25'10"

106°58'12"

10°25'06"

106°58'19"

SR2

10°24'00"

107°00'00"

10°23'56"

107°00'07"

SR3

10°15'00"

107°00'00"

10°14'56"

107°00'07"

SR4

10°15'00"

106°49’30"

10°14'56"

106°49'37"

Đường kinh tuyến

 

106°58'12"

 

106°58'19"

Đường kinh tuyến

 

106°49'30"

 

106°49'37"

Đường vĩ tuyến

10°34’41"

 

"10°34’37"

 

Đường vĩ tuyến

10°35'00"

 

10°35'04"

 

Chi tiết xem tại Thông tư 02/2015/BGTVT có hiệu lực từ 01/5/2015.

Thu Ba

172 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
Liên quan Bài viết
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;