Theo Nghị định 50, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ bao gồm 18 đơn vị, được quy định cụ thể như sau:
- Vụ Pháp chế
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Hợp tác quốc tế
- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp
- Văn phòng
- Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)
- Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV)
- Ban Tiếp công dân trung ương
- Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
- Báo Thanh tra
- Tạp chí Thanh tra
- Trường Cán bộ Thanh tra
- Trung tâm Thông tin.
Lưu ý:
- Các đơn vị quy định từ Khoản 1 đến Khoản 14 là các đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ Khoản 15 đến Khoản 19 là các đơn vị sự nghiệp.
- Vụ Pháp chế và Vụ Hợp tác quốc tế có 02 phòng; Vụ Kế hoạch - Tổng hợp và Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 04 phòng; Văn phòng có 05 phòng; Cục I, Cục II, Cục III có 04 phòng; Cục IV, Ban Tiếp công dân trung ương có 05 phòng.
- Ban Tiếp công dân trung ương có con dấu riêng và có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị định 50/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 29/5/2018.
- Thanh Lâm -
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY