Quy chế bầu cử trong Đảng: Các trường hợp ứng cử và đề cử

Quyết định 244-QĐ/TW do Ban chấp hành Trung ương ký ngày 09/6/2014, ban hành kèm theo Quy chế bầu cử trong Đảng. Theo đó, quy định các trường hợp ứng cử, đề cử trong hoạt động bầu cử như sau:

 

 

Trường hợp

Thủ tục thực hiện

Ứng cử

- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội (ĐH) đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu (ĐB) chính thức của ĐH ứng cử tại ĐHĐB.

- Đảng viên chính thức không phải là ĐBĐH làm đơn ứng cử ở ĐH tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của ĐHĐB từ cấp huyện và tương đương trở lên.

- Ủy viên BCH ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ trường hợp ứng cử làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên trực tiếp). Trường hợp ĐH chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.

- Ủy viên BCH Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ trường hợp ứng cử làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên trực tiếp).

- Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.

- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Đảng viên chính thức ở ĐH đảng viên ứng cử trực tiếp tại ĐH hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội. Ở ĐHĐB cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là ĐBĐH nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp ủy cơ sở.

- ĐB chính thức ở ĐHĐB ứng cử trực tiếp tại ĐH hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch ĐH.

- Cấp ủy viên ứng cử trực tiếp tại hội nghị cấp ủy để được bầu vào ban thường vụ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư), ủy viên ủy ban kiểm tra.

- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử trực tiếp tại hội nghị ủy ban kiểm tra để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Đảng viên không phải là ĐB của ĐH nếu ứng cử vào cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên, thì chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc ĐH phải hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử nộp cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập ĐH. Hồ sơ ứng cử gồm có:

  • Đơn ứng cử;
  • Bản khai lý lịch được xác nhận của cấp uỷ cơ sở;
  • Bản kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân và gia đình;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe;
  • Bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt và nơi cư trú.

Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

Cơ quan, tổ chức của cấp ủy triệu tập ĐH có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử.

Đề cử

- Đoàn Chủ tịch (Chủ tịch) ĐH đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập ĐH chuẩn bị.

- Ở ĐH đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.

- Ở ĐHĐB, ĐB chính thức đề cử những đảng viên là ĐB và những đảng viên chính thức không phải là ĐB của ĐH đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử ĐB chính thức của ĐH cấp mình để được bầu làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên.

- Ủy viên BCH đề cử ủy viên BCH khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử ủy viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ trường hợp đề cử làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên trực tiếp).

- Ủy viên BCH Trung ương đề cử Ủy viên BCH Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ trường hợp đề cử làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên trực tiếp).

- Ủy viên BCH đề cử ủy viên BCH khác để được bầu làm ủy viên ủy ban kiểm tra; đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trừ trường hợp đề cử làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên trực tiếp).

- Ủy viên ủy ban kiểm tra đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Ở ĐH đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch ĐH. Ở ĐHĐB cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là ĐB chính thức của ĐH để được bầu vào cấp ủy bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử.

- Ở ĐHĐB cấp huyện và tương đương trở lên, ĐB chính thức của ĐH đề cử những đảng viên là ĐB và những đảng viên chính thức không phải là ĐB của ĐH đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp ủy; đề cử ĐB chính thức của ĐH cấp mình để được bầu làm ĐB dự ĐH đảng bộ cấp trên.

ĐB chính thức của ĐH khi đề cử đảng viên không phải là ĐB của ĐH để bầu vào cấp ủy thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.

- Cấp ủy triệu tập ĐH có nhiệm vụ giúp ĐH thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại ĐH.

 
2402 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;