Quặng sắt: Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 111

Thông tư 33/2010/TT-BTNMT Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ quặng sắt do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đã quy định rõ về nội dung này.

khoanh nối cấp trữ lượng 111, Thông tư 33/2010/TT-BTNMT

Quặng sắt: Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 111 (Ảnh minh họa)

Theo đó, Điều 5 Thông tư 33/2010/TT-BTNMT quy định về yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 111 như sau:

1. Mức độ nghiên cứu địa chất

  • Phải xác định được chính xác hình thái, kích thước, thế nằm, quy luật biến đổi hình dạng và cấu tạo bên trong của thân quặng sắt và sự có mặt của các đứt gãy làm dịch chuyển quặng;

  • Phải phân chia chính xác thân quặng sắt thành các dạng, các kiểu tự nhiên với những đặc điểm riêng biệt và làm sáng tỏ được số lượng, diện phân bố, kích thước của lớp, khoảnh đá không quặng hoặc không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng; vị trí không gian của từng dạng, từng kiểu tự nhiên của quặng sắt đã được xác định một cách chính xác;

  • Chất lượng quặng sắt phải được khẳng định một cách chắn chắc và phải thỏa mãn chỉ tiêu tính trữ lượng đã quy định cho từng khối tính; tính chất công nghệ của quặng sắt trong mỏ được nghiên cứu tới mức cho phép xác định được các kiểu quặng tự nhiên, các kiểu công nghiệp (công nghệ) đòi hỏi phải khai thác lựa chọn và chế biến riêng. Các tài liệu thử nghiệm mẫu công nghệ phải đảm bảo thu nhận được các số liệu đủ làm cơ sở để thiết kế sơ đồ công nghệ chế biến quặng với việc thu hồi tổng hợp hàm lượng các thành phần có giá trị công nghiệp trong quặng;

  • Điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình và điều kiện khai thác mỏ được nghiên cứu tỉ mỉ tới mức tính được chính xác lượng nước chảy vào công trình khai thác; đã nghiên cứu đầy đủ các điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ như chiều dày, thể tích, tính chất cơ lý của quặng, đá bóc; làm rõ được các hiện tượng địa chất công trình động lực;

  • Mức độ tin cậy của trữ lượng bảo đảm tối thiểu 80%.

2. Khoanh nối ranh giới tính trữ lượng

  • Ranh giới trữ lượng cấp 111 được khoanh nối trong phạm vi các công trình thăm dò cắt qua thân quặng sắt với điều kiện là khoảng cách giữa các công trình bảo đảm chỉ có một phương án duy nhất khoanh nối thân khoáng và các lớp đá kẹp có mật độ công trình theo quy định tại phụ lục của Thông tư này.

3. Mức độ nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ

  • Đã lập dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ;

  • Đã sơ bộ lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật, công nghệ khai thác và chế biến quặng sắt hợp lý;

  • Diện tích cấp trữ lượng không nằm trong khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; Hoạt động khai thác và chế biến quặng sắt trong ranh giới cấp trữ lượng ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường sinh thái xung quanh hoặc đã lựa chọn được giải pháp khắc phục và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khai thác, chế biến quặng sắt đến môi trường sinh thái;

  • Đã lựa chọn được phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác mỏ.

4. Mức độ hiệu quả kinh tế

  • Kết quả nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình mỏ đã chứng minh việc khai thác và chế biến quặng sắt ở mỏ là có hiệu quả kinh tế vào thời điểm đánh giá.

Xem thêm tại: Thông tư 33/2010/TT-BTNMT, có hiệu lực từ ngày 28/01/2011.

Nguyên Phú 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

217 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;