Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 5 Luật lư trữ 2011 thì những tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ được xem là có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm:
- Gia phả, tộc phả, bằng, sắc phong, tài liệu về tiểu sử;
- Bản thảo viết tay, bản in có bút tích, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác, thư từ trao đổi;
- Phim, ảnh; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử;
- Công trình, bài viết về cá nhân;
- Ấn phẩm, tài liệu do cá nhân sưu tầm được.
Theo đó, những cá nhân có tài liệu này có các quyền như:
- Được đăng ký tài liệu tại Lưu trữ lịch sử và hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị tài liệu;
- Quyết định việc hiến tặng, ký gửi tài liệu cho Lưu trữ lịch sử;
- Thỏa thuận việc mua bán tài liệu;
- Được ưu tiên sử dụng tài liệu đã hiến tặng;
- Cho phép người khác sử dụng tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, nhưng không được xâm hại an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, họ cũng phải có các nghĩa vụ tương ứng theo quy định của pháp luật về lưu trữ:
- Chỉ được hiến tặng hoặc bán cho Lưu trữ lịch sử các tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia;
- Trả phí bảo quản theo quy định của pháp luật đối với tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, trừ tài liệu đã được đăng ký.
Đây là nội dung được quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Luật lưu trữ 2011.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn