Phương pháp tách chiết ADN đối với động vật, thực vật và vi sinh vật

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 13/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong phát hiện sinh vật biến đổi gen bằng phương pháp phân tích định tính, định lượng Axit deoxyribonucleic, ban hành ngày 31/3/2014.

Phương pháp tách chiết ADN đối với động vật, thực vật và vi sinh vật, Thông tư 13/2013/TT-BTNMT

Phương pháp tách chiết ADN đối với động vật, thực vật và vi sinh vật (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Phụ lục quy trình kỹ thuật phân tích định tính, định lượng Axit Deoxyribonucleic ban hành kèm theo Thông tư 13/2013/TT-BTNMT quy định phương pháp tách chiết ADN đối với động vật, thực vật và vi sinh vật được áp dụng theo các phương pháp khác nhau, cụ thể:

* Phương pháp chiết ADN các mẫu sinh học có nguồn gốc từ thực vật dựa trên CTAB: Phương pháp này sử dụng để chiết ADN từ thực vật và các loại chất nền có nguồn gốc từ thực vật, do có khả năng loại bỏ các hợp chất polysacarit và polyphenol vốn có ảnh hưởng đến chất lượng ADN. Phương pháp này cũng có thể dùng cho các loại chất nền khác.

Các bước tiến hành cơ bản:

  • Nghiền mẫu thử thành dạng bột mịn bằng cối chày sứ trong nitơ lỏng;

  • Phân giải mẫu bằng nhiệt với sự có mặt của CTAB, tùy thuộc vào loại chất nền, cần bổ sung thêm các enzyme khác vào đệm chiết như alpha amylaza để thủy phân tinh bột, enzyme proteinaza-K để loại trừ protein và enzyme Ribonucleaza để phân giải RNA;

  • Loại bỏ các tạp chất như các polysacarit và các protein bằng cloroform;

  • Kết tủa các ADN bởi isopropanol và rửa bằng ethanol.

* Phương pháp chiết ADN từ các mẫu sinh học có nguồn gốc từ động vật dựa trên phenol/ chloroform: Phương pháp này có thể dùng để chiết ADN ra khỏi các loại chất nền khác nhau. Phenol thường rất thích hợp để biến tính các protein và phá hủy các enzyme nucleaza.

Các bước tiến hành cơ bản:

  • Nghiền mẫu thử thành dạng bột mịn bằng cồi chày sứ trong nitơ lỏng;

  • Phân hủy mẫu dưới sự có mặt của natri dodecyl sulfat và hàm lượng EDTA cao; tùy thuộc vào loại chất nền cần bổ sung thêm enzyme proteinaza-K để loại trừ protein và enzyme Rnaza để phân giải RNA;

  • Loại bỏ các tạp chất như các phân tử ưa mỡ, các chất polysacarit, các protein và các nuleaza bằng phenol và cloroform;

  • Kết tủa ADN cuối cùng bởi isopropanol và rửa bằng ethanol loại trừ các muối và cloroform còn dư.

* Phương pháp chiết ADN đối với các mẫu sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật dựa trên phenol/chloroform: Phương pháp này mô tả qui trình chiết và tinh sạch ADN đạt chất lượng dùng cho phản ứng PCR từ nấm men hoặc nấm sợi, hoặc các quần thể vi khuẩn được phân lập. Phương pháp này cũng thích hợp đối với việc truy nguyên ADN từ các sinh vật biến đổi gen trong các loại chất nền phức hợp cao.

Việc phân lập vi khuẩn ra khỏi chất nền, nuôi cấy vi khuẩn tăng thu sinh khối tế bào, sau đó tách chiết ADN tổng số từ vi khuẩn phân lập sẽ cho kết quả tin cậy nhất.

Các bước tiến hành cơ bản:

  • Các vi khuẩn, nấm men hoặc nấm sợi bị phá vỡ và ADN được tách chiết đồng thời bằng cách nghiền trong hỗn hợp Tris-phenol-cloroform-EDTA-SDS với tốc độ cao trong sự có mặt của các hạt thủy tinh;

  • Đối với phản ứng PCR định lượng cần ủ mẫu với Rnaza để phân giải RNA;

  • Kết tủa ADN bằng ethanol.

Chi tiết xem thêm Thông tư 13/2013/TT-BTNMT, có hiệu lực từ 05/8/2013.   

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

5843 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;