Phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
Nguyễn Thị Diễm My

Phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước gồm những phương pháp nào? – Ngọc An (Phú Yên)

Phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 04/3/2024, Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định 477/QĐ-KTNN về Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

1. Phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

- Phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm các phương pháp chủ yếu sau:

+ Phương pháp soát xét, thẩm định tài liệu

Soát xét, thẩm định là việc KTVNN ở cấp quản lý cao hơn (Trưởng đoàn, Tổ trưởng...) hoặc công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán kiểm tra, rà soát các tài liệu, nghiệp vụ, kết quả kiểm toán và hồ sơ kiểm toán của KTVNN hoặc hồ sơ, tài liệu kiểm soát chất lượng kiểm toán của công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán.

+ Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp so sánh, đối chiếu là việc nghiên cứu, xem xét các tài liệu, hồ sơ, thông tin cần thiết làm cơ sở cho các đánh giá của công chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với kết quả kiểm toán của Đoàn kiểm toán hoặc kết quả kiểm soát chất lượng kiểm toán của các cấp kiểm soát.

+ Phương pháp kiểm tra lại

Phương pháp kiểm tra lại là việc áp dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán phù hợp trong quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán để kiểm tra, đánh giá lại kết quả, kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTVNN, của Tổ kiểm toán và

Đoàn kiểm toán nhưng không phải là thực hiện kiểm toán lại cuộc kiểm toán với quyết định kiểm toán mới và đoàn, tổ kiểm toán mới.

Phương pháp kiểm tra lại sử dụng trong các trường hợp: (i) Có nhiều nghi vấn về tính đúng đắn, trung thực, khách quan của kết quả kiểm toán; (ii) Bằng chứng kiểm toán của các kết quả kiểm toán lớn, trọng yếu chưa rõ ràng, chưa đầy đủ và thích hợp; (iii) Có nhiều ý kiến khác nhau hoặc có tranh chấp về các kết luận, kiến nghị kiểm toán (giữa KTVNN và đơn vị được kiểm toán, đơn vị được kiểm tra, đối chiếu; giữa các KTVNN).

Việc áp dụng phương pháp kiểm tra lại có thể thực hiện khi chưa kết thúc hoặc đã kết thúc kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu tại đơn vị; tùy theo tính chất sự việc có thể phải kiểm tra lại toàn bộ hoặc một phần nội dung đã được kiểm toán. Việc kiểm tra lại trong trường hợp Đoàn kiểm toán hoặc Tổ kiểm toán đã kết thúc kiểm toán tại đơn vị do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

+ Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia sử dụng trong các trường hợp công việc kiểm soát liên quan đến chuyên môn sâu cần tư vấn về chuyên môn để đánh giá, đưa ra ý kiến; sử dụng để lấy ý kiến về chất lượng BCKT của KTNN hoặc các vấn đề khác khi cần thiết.

+ Phương pháp thu thập thông tin từ bên ngoài

Phương pháp thu thập thông tin từ bên ngoài sử dụng để hỗ trợ, bổ sung thông tin cho hoạt động kiểm soát nhằm định hướng cho việc tiếp tục kiểm soát làm rõ thêm những vấn đề phát sinh. Thông tin thu thập từ bên ngoài có thể từ đơn vị được kiểm toán, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng và dư luận xã hội về hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán, Đoàn kiểm tra kiến nghị, Tổ kiểm toán, Tổ kiểm tra và của KTVNN.

+ Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán trực tiếp đến địa điểm kiểm toán theo KHKT được phê duyệt để xem xét quá trình thực hiện công việc cần kiểm soát.

Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá sơ bộ về cách thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ, như: Quy trình làm việc, phân công nhiệm vụ, phương tiện làm việc, công tác lưu trữ hồ sơ… của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, KTVNN, từ đó định hướng cho việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.

- Việc sử dụng các phương pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán phải phù hợp với mục tiêu, thẩm quyền kiểm soát của từng cấp kiểm soát; trường hợp cần thiết báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định trước khi thực hiện.

(Điều 9 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024)

2. Đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán gồm:

- Toàn bộ hoạt động kiểm toán trong mỗi giai đoạn của cuộc kiểm toán theo Quy trình kiểm toán của KTNN.

- Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng, Trưởng đoàn, Tổ trưởng và KTVNN.

(Điều 5 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

283 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;