Mới đây, Quốc hội vừa ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021. Trong đó, có điểm đáng lưu ý về những vấn đề liên quan đến phê duyệt dự án PPP do cơ quan có thẩm quyền lập.
Phê duyệt dự án PPP do cơ quan có thẩm quyền lập (ảnh minh họa)
Theo đó, tại điều 21, điều 22 và Điều 23 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Về thẩm quyền phê duyệt dự án: có 3 chủ thể có thẩm quyển:
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.
Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Luật này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Luật này.
Về hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án PPP cần có:
Tờ trình đề nghị phê duyệt dự án.
Dự thảo quyết định phê duyệt dự án.
Báo cáo nghiên cứu khả thi.
Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
Quyết định chủ trương đầu tư.
Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
Về quyết định phê duyệt dự án PPP bao gồm 5 nội dung:
Tên dự án;
Tên cơ quan ký kết hợp đồng;
Mục tiêu; quy mô; địa điểm; thời gian thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
Loại hợp đồng dự án PPP;
Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng loại hợp đồng thông qua cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
Tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Xem quy định chi tiết tại Luật đầu tư theo phương án đối tác công tư 2020, có hiệu lực từ 01/01/2021.
Thanh Thảo
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |