Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển: Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ

Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 được ban hành ngày 27/8/2008. Một trong những nội dung đáng chú ý tại văn bản này là quy định về các căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển 2008, tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ;
  • Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;
  • Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển;
  • Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
  • Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.

Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.

Theo đó, khi có một trong các căn cứ quy định tạii các điểm a, b và c khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển 2008, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng, người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển và những người khác có liên quan có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ. Yêu cầu thả tàu biển phải được thể hiện bằng văn bản.

Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu;
  • Tên Tòa án nhận văn bản yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;
  • Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;
  • Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;
  • Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;
  • Cam đoan của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.

Xem thêm: Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 có hiệu lực ngày 01/7/2009. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

409 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;