Theo đó, Thông tư này quy định cụ thể về việc phân loại sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:
1. Phân loại theo nguyên nhân
Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt bao gồm sự cố, tai nạn do nguyên nhân chủ quan và sự cố, tai nạn do nguyên nhân khách quan:
- Sự cố, tai nạn do nguyên nhân chủ quan là sự cố, tai nạn xảy ra do tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường sắt gây ra;
- Sự cố, tai nạn do nguyên nhân khách quan là sự cố, tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhân khác không thuộc quy định trên.
2. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra
- Tai nạn giao thông đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 01 đến 05 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
- Tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có 01 người chết hoặc có từ 06 đến 08 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng là tai nạn có 02 người chết hoặc có từ 09 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới 01 tỷ 500 triệu đồng;
- Tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 03 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 01 tỷ 500 triệu đồng trở lên.
Xem thêm các nội dung: Thông tư 23/2018/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn