Phạm vi khoanh định vùng hạn chế chế khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024

Phạm vi khoanh định vùng hạn chế chế khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết phạm vi khoanh định vùng hạn chế chế khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 được quy định thế nào? – Minh Hoàng (Đà Nẵng)

Phạm vi khoanh định vùng hạn chế chế khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024

Phạm vi khoanh định vùng hạn chế chế khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Phạm vi khoanh định vùng hạn chế chế khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024

Cụ thể tại khoản 1, 2, 3 Điều 36 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định về khoanh định áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024

(1) Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế 1 được quy định như sau:

- Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất có phạm vi không vượt quá 500 m kể từ đường biên vùng cấm khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 53/2024/NĐ-CP;

- Khu vực có nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị xâm nhập mặn có phạm vi không vượt quá 1.000 m kể từ khu vực bị nhiễm mặn.

(2) Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế 2 được quy định như sau:

- Không vượt quá 200 m kể từ miệng giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 10 m³/ngày đêm đến dưới 200 m³/ngày đêm;

- Không vượt quá 500 m kể từ miệng giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m³/ngày đêm đến dưới 3.000 m³/ngày đêm;

- Không vượt quá 1.000 m kể từ miệng giếng đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m³/ngày đêm trở lên.

Ngoài việc khoanh định phạm vi xung quanh giếng, còn phải xác định tầng chứa nước khai thác của giếng hoặc chiều sâu của giếng khai thác để làm căn cứ xác định tầng chứa nước hoặc khoảng chiều sâu cần hạn chế khai thác.

Trường hợp khi khoanh định theo quy định tại khoản này mà có các khu vực hạn chế cách nhau không quá 500 m trong cùng một tầng chứa nước hoặc trong cùng khoảng chiều sâu khai thác thì ghép chung thành một khu vực hạn chế.

(3) Phạm vi khoanh định Vùng hạn chế hỗn hợp trên cơ sở tổng hợp kết quả khoanh định các vùng, khu vực hạn chế theo quy định tại (1) và (2), trường hợp có các khu vực hạn chế bị chồng lấn nhau, thì phần diện tích chồng lấn được khoanh định vào Vùng hạn chế hỗn hợp.

Các biện pháp hạn chế khai thác trong các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Các biện pháp hạn chế khai thác trong các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất:

(i) Không chấp thuận việc đăng ký, cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác nước dưới đất để xây dựng thêm công trình khai thác nước dưới đất mới (trừ trường hợp khoan thay thế giếng thuộc công trình đã được cấp giấy phép theo quy định) và thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất quy định tại (i), (ii) và (iii) đối với các công trình hiện có;

(ii) Trường hợp công trình đang khai thác nước dưới đất nhưng không có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc không đăng ký khai thác nước dưới đất thì phải dừng khai thác và cơ quan nhà nước thực hiện việc xử lý vi phạm đối với việc khai thác nước dưới đất không có giấy phép theo thẩm quyền.

Các trường hợp quy định tại điểm này phải thực hiện trám lấp giếng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại (iv);

(iii) Trường hợp công trình có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất thì được tiếp tục khai thác đến hết thời hạn hiệu lực của giấy phép và được xem xét cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhưng không vượt quá lưu lượng nước khai thác đã được cấp phép trước đó; trường hợp công trình đã được đăng ký thì được tiếp tục khai thác, nhưng không được tăng lưu lượng khai thác đã đăng ký;

(iv) Công trình đang khai thác nước dưới đất để cấp nước cho mục đích sinh hoạt thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước dưới đất hoặc đăng ký nhưng chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký thì được xem xét cấp giấy phép khai thác hoặc đăng ký nếu đủ điều kiện cấp phép, đăng ký theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

(v) Đối với Vùng hạn chế 2, trường hợp công trình đã có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất hoặc giấy phép khai thác nước dưới đất nhưng mực nước động trong giếng thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định 53/2024/NĐ-CP thì chủ giấy phép phải điều chỉnh chế độ khai thác hoặc giảm lưu lượng khai thác tại giếng đó cho phù hợp với quy định về mực nước động cho phép tại giếng khai thác.

(Khoản 4 Điều 36 Nghị định 53/2024/NĐ-CP)

Xem thêm tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

147 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;