Ngày 28/12/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh.
PCCC và cứu nạn cứu hộ trình độ TC là ngành, nghề thực hiện các công việc gì? (Ảnh minh họa)
Theo đó, Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH quy định phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện các công việc: Thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa chá; Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Tuyên truyền, vận động quần chúng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Quản lý, sử dụng, vận hành, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Thiết kế hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động; Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ, xây dựng và thực tập phương án cứu nạn cứu hộ; Thực hiện các hoạt động chữa cháy đối với các đám cháy xảy ra; tổ chức thực hiện cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn theo phạm vi cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy chữa cháy, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Như vậy, sau khi học xong người làm nghề Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thực hiện những nhiệm vụ chính sau:
- Lập hồ sơ điều tra cơ bản; Tiến hành phân loại cơ sở thuộc diện quản lý thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy; Hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy theo đúng các quy định; Tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại cơ sở; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ; tổ chức tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở thuộc diện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao;
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện, giáo án huấn luyện và tiến hành huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Xây dựng phương án chữa cháy, phương án cứu nạn cứu hộ; lập kế hoạch tổ chức thực tập phương án chữa cháy và phương án cứu nạn cứu hộ; tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và phương án cứu nạn cứu hộ theo các tình huống đã giả định;
- Triển khai lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy để dập tắt kịp thời đám cháy; áp dụng các chiến thuật, phương pháp chữa cháy hợp lý để cứu người, cứu tài sản, ngăn chặn cháy lan một cách kịp thời có hiệu quả;
- Tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng và áp dụng các biện pháp, kỹ, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp để cứu người, tài sản bị nạn tại hiện trường sự cố, tai nạn đạt hiệu quả cao nhất;
Chi tiết xem tại Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 10/02/2019.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |