Đây là một trong những nội dung chính được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động do Chính phủ ban hành ngày 14/12/2020.
NSDLĐ có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (Ảnh minh họa)
Theo Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định 145.
- Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
- Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 28/2020/NĐ-CP người sử dụng lao động không thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xem chi tiết tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/02/2021.
Thùy Trâm
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |