Nội dung phiên họp Hội đồng tư vấn dự án phát triển công nghệ cao

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 31/2012/TT-BKHCN hướng dẫn xác định dự án, tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện dự án thuộc chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao, ban hành ngày 28/12/2012.

Nội dung phiên họp Hội đồng tư vấn dự án, Thông tư 31/2012/TT-BKHCN

Nội dung phiên họp Hội đồng tư vấn dự án phát triển công nghệ cao (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 31/2012/TT-BKHCN quy định Văn phòng Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao gửi tài liệu đến thành viên hội đồng tư vấn ít nhất 05 ngày làm việc trước phiên họp của hội đồng, đến chuyên gia tư vấn độc lập ít nhất 10 ngày làm việc trước thời điểm gửi báo cáo nghiên cứu của chuyên gia tư vấn độc lập. Tài liệu bao gồm:

  • Nội dung của Chương trình;

  • Danh mục đề xuất dự án, đề xuất đặt hàng dự án có quy mô lớn và tính chất phức tạp;

  • Tài liệu khác có liên quan.

Đặc biệt, phiên họp của hội đồng tư vấn, báo cáo nghiên cứu của chuyên gia tư vấn độc lập tập trung phân tích đối với dự án trong danh mục về những vấn đề sau:

  • Sự phù hợp của dự án so với mục tiêu, nội dung của Chương trình và Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

  • Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 3 của Thông tư 31/2012/TT-BKHCN;

  • Sự phù hợp với định hướng mục tiêu của Chương trình;

  • Sự phù hợp của phương thức lựa chọn tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện dự án;

  • Một số vấn đề liên quan đến dự án bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện; nội dung, nhiệm vụ chủ yếu; kết quả được tạo ra từ dự án; thị trường, tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội; dự kiến tổng kinh phí thực hiện; năng lực tài chính, nguồn, hình thức cung cấp vốn; giải pháp thực hiện; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; dự kiến đối tượng thụ hưởng, sử dụng kết quả của dự án.

Ngoài ra, về tổ chức phiên họp của hội đồng tư vấn được quy định cụ thể như sau:

  • Phiên họp của hội đồng tư vấn phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng tư vấn, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch. Chủ tịch chủ trì phiên họp của hội đồng tư vấn. Trong trường hợp chủ tịch vắng mặt, phó chủ tịch chủ trì phiên họp;

  • Mỗi dự án trong danh mục có ít nhất 02 thành viên làm phản biện. Hội đồng tư vấn thống nhất phương thức làm việc và cử 01 thành viên làm thư ký;

  • Thành viên hội đồng tư vấn thảo luận về các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 và nhận xét dự án (Biểu A2-1). Hội đồng tư vấn bầu ban kiểm phiếu gồm 03 thành viên, trong đó có 01 trưởng ban. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản (Biểu A2-2);

  • Dự án được hội đồng tư vấn đề nghị đưa vào danh mục thực hiện phải được ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng tư vấn có mặt (đồng thời lớn hơn 1/2 tổng số thành viên hội đồng theo quyết định thành lập) bỏ phiếu đồng ý.

  • Hội đồng thảo luận và thông qua kiến nghị về phương thức thực hiện tuyển chọn hoặc giao trực tiếp đối với dự án;

  • Chủ tịch và thư ký hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm ký biên bản họp hội đồng (Biểu A2-3), kèm theo danh mục dự án đã được hội đồng tư vấn thông qua.

Chi tiết xem thêm quy định tại Thông tư 31/2012/TT-BKHCN, có hiệu lực từ 11/02/2013.  

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

218 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;