Theo đó Thông tư 33 quy định nội dung điều tra diện tích rừng gồm:
- Điều tra diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh, rừng tự nhiên thứ sinh;
- Điều tra diện tích rừng núi đất, rừng núi đá, rừng trên đất ngập nước và rừng trên cát;
- Điều tra diện tích rừng trồng theo loài cây, cấp tuổi;
- Điều tra diện tích khoanh nuôi tái sinh, diện tích mới trồng chưa thành rừng, diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ phát triển rừng;
- Điều tra diện tích các trạng thái rừng theo chủ rừng và theo đơn vị hành chính.
Đồng thời Thông tư 33 còn liệt kê cụ thể các phương pháp điều tra diện tích rừng như sau:
- Điều tra diện tích rừng được thực hiện theo lô trạng thái rừng;
- Giải đoán ảnh viễn thám; xây dựng bản đồ giải đoán hiện trạng rừng bằng phần mềm chuyên dụng;
- Điều tra bổ sung hiện trạng các lô trạng thái rừng ngoài thực địa;
- Biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và tính toán diện tích các lô trạng thái rừng bằng các phần mềm chuyên dụng.
Và thành quả điều tra, đánh giá diện tích rừng bao gồm:
- Bản đồ hiện trạng rừng theo yêu cầu của nội dung điều tra đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bản đồ;
- Hệ thống số liệu điều tra gốc, số liệu tổng hợp;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá diện tích rừng.
Xem chi tiết Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn