Theo đó, tùy vào mục đích xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống đường sắt đô thị mà có những quy định riêng về đánh giá, chứng nhận an toàn khác nhau. Cụ thể:
Khi xây dựng mới:
- Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hệ thống sau: phương tiện; hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu; hệ thống cung cấp điện sức kéo; cửa chắn ke ga (nếu có).
- Đánh giá rủi ro phương án sơ tán hành khách trong trường hợp khẩn cấp, trên cầu cạn, trong đường hầm, nhà ga; đánh giá rủi ro kiểm soát khói, thoát nhiệt, thông gió trong đường hầm.
- Đánh giá tương thích điện từ.
- Đánh giá tích hợp hệ thống.
- Đánh giá thử nghiệm vận hành, chạy thử hệ thống.
- Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
- Các nội dung đánh giá khác theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
Khi nâng cấp:
- Đánh giá độ tin cậy, tính sẵn sàng, khả năng bảo dưỡng và độ an toàn đối với các hạng mục nâng cấp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 4 của Thông tư 31.
- Đánh giá tích hợp hệ thống.
- Đánh giá chạy thử hệ thống sau khi nâng cấp.
- Đánh giá Hệ thống quản lý an toàn vận hành.
- Các nội dung đánh giá khác theo yêu cầu của Chủ đầu tư.
Xem thêm trình tự thực hiện đánh giá tại Thông tư 31/2018/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
- Thanh Lâm -
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY