Nội dung chương trình bồi dưỡng, huấn luyện Công an xã

Hàng năm, Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã, Công an viên phải được bồi dưỡng, huấn luyện về những kiến thức cơ bản, thiết thực về quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự ở cơ sở. Nội dung chương trình bồi dưỡng, huấn luyện được quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCA-V19 như sau:

 

Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện: 15 ngày. Trong đó:

STT

Nội dung

Thời gian

1

Nghe giảng các chuyên đề

11 ngày

2

Nghe báo cáo thực tế các chuyên đề

2 ngày

3

Ôn tập

1 ngày

4

Kiểm tra

1/2 ngày

5

Khai giảng, bế giảng

1/2 ngày

 


Phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện: Kết hợp giữa giảng lý thuyết với giải đáp những thắc mắc của học viên. Đặc biệt là bố trí thời gian để học viên vận dụng kiến thức lý luận vào giải quyết một số tình huống thực tế xảy ra tại địa phương.

Nội dung chương trình bồi dưỡng, huấn luyện:

STT

Chuyên đề

Nội dung

1

Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự

1.1

Chuyên đề 1: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của lực lượng Công an nhân dân (CAND) và chức năng, nhiệm vụ của CAND

  • Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của lực lượng CAND;
  • Chức năng, nhiệm vụ của CAND; quan điểm chỉ đạo, yêu cầu xây dựng lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh;
  • Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công an phụ trách về an ninh, trật tự.

1.2

Chuyên đề 2: Một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở

  • Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã, thị trấn;
  • Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn;
  • Yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền xã, thị trấn;
  • Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền xã, thị trấn.

1.3

Chuyên đề 3: Tổ chức và hoạt động của Công an xã (CAX)

  • Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CAX;
  • Tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc của CAX;
  • Quan hệ công tác, phối hợp lực lượng của CAX;
  • Trang bị, chế độ, chính sách đối với CAX;
  • Công tác xây dựng lực lượng CAX.

1.4

Chuyên đề 4: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật, pháp chế và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở 

  • Một số vấn đề đại cương về nhà nước và pháp luật;
  • Hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong nhân dân;
  • Giới thiệu khái quát nội dung một số văn bản quy phạm pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, xử lý vi phạm hành chính.

1.5

Chuyên đề 5: Phát huy quyền làm chủ và thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn

  • Bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa;
  • Nội dung và biện pháp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
  • CAX với việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, thị trấn;
  • Giới thiệu một số văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

2

Về công tác nghiệp vụ của CAX

2.1

Chuyên đề 6: Công tác điều tra cơ bản nắm tình hình về an ninh, trật tự ở xã, thị trấn

  • Tầm quan trọng của công tác điều tra cơ bản nắm tình hình ở xã;
  • Nôi dung, yêu cầu về điều tra cơ bản, nắm tình hình;
  • Phương pháp điều tra, nghiên cứu nắm tình hình;
  • Chế độ thông tin báo cáo của CAX.

2.2

Chuyên đề 7: Vấn đề an ninh nông thôn và CAX với công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở xã, thị trấn 

  • Vị trí, đặc điểm địa bàn nông thôn liên quan đến công tác an ninh, trật tự;
  • Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
  • Những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến khiếu kiện phức tạp gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự tại nông thôn;
  • Phương châm, nguyên tắc xử lý vấn đề an ninh nông thôn;
  • Công tác CAX đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh nông thôn.

2.3

Chuyên đề 8: Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc 

  • Vị trí, vai trò của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
  • Vận dụng quan điểm lấy dân làm gốc của Đảng trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
  • Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới;
  • Xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
  • Xây dựng mô hình, lực lượng nòng cốt của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã, thị trấn.

2.4

Chuyên đề 9: Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội ở cơ sở

   - Khái niệm, vị trí, mục đích, đặc điểm đối tượng của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.

   - Những nội dung cơ bản của công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội ở xã, thị trấn gồm:

  • Công tác đăng ký, quản lý cư trú theo Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành; công tác cấp, phát, quản lý chứng minh nhân dân và một số giấy tờ đi lại khác của công dân;
  • Công tác quản lý nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất độc, chất cháy;
  • Công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng;
  • Công tác phòng cháy, chữa cháy; quản lý môi trường ở cơ sở.

2.5

Chuyên đề 10: Công tác phân loại, giải quyết các vi phạm pháp luật xảy ra ở địa bàn xã, thị trấn

  - Công tác phân loại vụ việc phạm pháp xảy ra ở xã, thị trấn.

  • Vụ việc có dấu hiệu tội phạm;
  • Vụ việc vi phạm pháp luật hành chính;
  • Vụ việc vi phạm pháp luật kinh tế, dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình.

  - Phương pháp giải quyết những vụ việc vi phạm pháp luật ở xã, thị trấn.

2.6

Chuyên đề 11: Công tác quản lý đối tượng và giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật tại xã, thị trấn

  • Công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại xã, thị trấn;
  • Công tác giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật tại xã, thị trấn;
  • Giới thiệu một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đối tượng tại địa bàn cơ sở, như: đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đối tượng bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ v.v..

3

Chương trình huấn luyện sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

3.1

Chuyên đề 12: Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ 

  • Tính năng của một số loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho CAX;
  • Cách sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ;
  • Tình huống sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ;
  • Giới thiệu một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1660 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;