Theo đó, tùy vào cơ quan được giao xử lý việc đấu giá tài sản mà Thông tư 48 quy định về nội dung chi cho hoạt động đấu giá khác nhau, cụ thể:
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản đấu giá hoặc cơ quan được giao xử lý việc đấu giá tài sản:
- Chi phí kiểm kê tài sản;
- Chi phí đo vẽ nhà, đất đối với trường hợp đấu giá tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Chi phí di dời theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đấu giá tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;
- Chi phí tổ chức lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;
- Chi trả thù lao dịch vụ đấu giá cho tổ chức đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá;
- Các chi phí hợp lệ khác có liên quan.
Đối với Hội đồng đấu giá tài sản:
- Chi phí vận chuyển, giao nhận, bảo quản tài sản từ khi có quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền cho đến khi hoàn thành việc bán đấu giá, bàn giao tài sản cho người mua tài sản;
- Chi phí thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được (nếu có); chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan trong quá trình bán đấu giá (nếu có);
- Các khoản chi quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 48.
Xem thêm tiền bán hồ sơ cho người tham gia đấu giá tại Thông tư 48/2017/TT-BTC.
- Thanh Lâm -
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn