NMĐ hạt nhân phải có nhiều lớp bảo vệ để ngăn phóng xạ ra môi trường

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 30/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân, ban hành ngày 28/12/2012.

NMĐ hạt nhân phải có nhiều lớp bảo vệ, Thông tư 30/2012/TT-BKHCN

NMĐ hạt nhân phải có nhiều lớp bảo vệ để ngăn phóng xạ ra môi trường (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu bảo vệ nhiều lớp đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân như sau:

  • Áp dụng yêu cầu bảo vệ nhiều lớp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu hậu quả của sự cố có thể gây hại cho con người và môi trường.

  • Các lớp bảo vệ phải luôn được duy trì và phải đủ độc lập ở mức tối đa có thể. Khi giảm mức độ bảo vệ thì phải chứng minh vẫn bảo đảm an toàn cho nhà máy điện hạt nhân với mỗi trạng thái cụ thể.

  • Có nhiều lớp bảo vệ vật lý để ngăn ngừa phát tán vật liệu phóng xạ ra môi trường.

  • Giảm thiểu khả năng phát sinh sai hỏng, sai lệch trong chế độ vận hành bình thường, ngăn ngừa xảy ra sự cố ở mức tối đa có thể. Sai lệch nhỏ về thông số nhà máy điện hạt nhân không dẫn đến hiệu ứng thăng giáng đột ngột.

  • Phương tiện điều khiển nhà máy điện hạt nhân phải có các ưu điểm kỹ thuật và đặc tính nội tại sao cho có thể giảm thiểu hoặc loại trừ việc phải khởi động hệ thống an toàn do sai hỏng hoặc sai lệch trong chế độ vận hành bình thường.

  • Hệ thống an toàn phải có khả năng khởi động tự động trong trường hợp xảy ra sự cố.

  • Có cấu trúc, hệ thống, bộ phận và quy trình giảm thiểu hậu quả phát sinh do sai hỏng hoặc sai lệch trong chế độ vận hành bình thường mà hệ thống an toàn không kiểm soát được.

  • Có nhiều phương tiện để thực hiện các chức năng an toàn chính, bảo đảm hiệu quả của các lớp bảo vệ và giảm thiểu hậu quả do sai hỏng hoặc sai lệch trong chế độ vận hành bình thường.

  • Duy trì yêu cầu bảo vệ nhiều lớp bằng việc ngăn ngừa ở mức tối đa các yếu tố sau đây: Ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của các lớp bảo vệ vật lý; sai hỏng của một hoặc nhiều lớp bảo vệ; sai hỏng của một lớp bảo vệ do sai hỏng của một lớp khác; hậu quả của sai sót trong vận hành và bảo trì.

  • Bảo đảm ở mức tối đa khả năng bảo vệ của lớp thứ nhất hoặc nếu có hư hại các lớp bảo vệ thì nhiều nhất là đến lớp thứ hai, khi có sai hỏng hoặc sai lệch trong chế độ vận hành bình thường.

Chi tiết xem thêm quy định tại Thông tư 30/2012/TT-BKHCN, có hiệu lực từ 11/02/2013.  

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

123 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;