Những điểm cần lưu ý khi lập Báo cáo tài chính cho năm 2017

Những điểm cần lưu ý khi lập Báo cáo tài chính cho năm 2017
Duy Thịnh

Nhằm giúp Quý thành viên hạn chế được những sai lầm và cải thiện được hiệu quả công việc, Thư Ký Luật xin chia sẻ một vài nội dung mà mọi người cần phải lưu ý khi lập bản báo cáo tài chính. Cụ thể gồm các nội dung sau đây:

 

 MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC

 MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC

 PHẦM MỀM BCTC THEO THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC VÀ THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC

1. Đối với TK tiền mặt (111): Có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu với sổ cái TK 111, có đầy đủ phiếu thu, chi và các hồ sơ liên quan.

2. Đối với TK 112 : Đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, cần có đủ giấy báo có, báo nợ, chứng từ UNC và các chứng từ thu của ngân hàng.

3. Đối với TK 131, 331 : Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả, đối chiếu và lập biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm 31/12/2017. Lập biên bản gia hạn công nợ nếu có.

4. Đối với TK 1331, 3331 : Kiểm tra đối chiếu với tờ khai thuế, lập các bút toán bù trừ thuế đầu vào đầu ra cho từng kỳ khai thuế, nộp thuế đúng hạn nếu có phát sinh nộp thuế.

5. Đối với TK 141: Kiểm tra tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng của người lao động.

6. Đối với TK: 152, 153, 155,156,157: Kiểm tra bảng nhập xuất tồn, đối chiếu tổng giá trị tồn kho với số dư trên các TK tương ứng. Lập biên bản kiểm kê so sánh sổ sách và thực tế.

Xem xét các tổn thất hàng tồn kho nếu có.

7. Đối với TK 242: Lập bảng phân bổ chi phí trả trước.

8. Đối với tài sản cố định: Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

9. Kểm tra chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp.

10. Tính BHXH và các khoản trích theo lương, đối chiếu kiểm tra với thông báo của cơ quan Bảo hiểm.

11. Kiểm tra doanh thu và các khoản giảm trừ Doanh thu.

Xem chi tiết các khoản được trừ và không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp TẠI ĐÂY.

12. Kiểm tra chi phí, giá vốn (chi phí được trừ và không được trừ).

13. Xác định thuế TNDN tạm nộp trong từng quý và cả năm

14. Lập Quyết toán thuế TNDN

Hạn nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày 30/3/2018.

15. Xác định số lỗ năm trước được chuyển vào năm 2017 nếu có.

16. Lập Quyết toán thuế TNCN.

Hạn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày 30/3/2018.

17. Kết chuyển lãi lỗ

18. Lập BCTC và các tờ khai vào phần mềm hỗ trợ HTKK.

Thời hạn chậm nhất phải thực hiện là trước ngày 30/3/2018

19. Nộp thuế TNDN và thuế TNCN đúng hạn sau khi quyết toán

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

  • Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo;

  • Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, tạm tính theo quý: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế;

  • Đối với hồ sơ khai thuế theo năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch;

  • Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế;

  • Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính;

Căn cứ pháp lý:

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

4225 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;